Bài đọc về phong tục chào đón Năm Mới khắp nơi trên thế giới sẽ cung cấp cho các em kiến thức và từ vựng phổ biến trong các bài thi chứng chỉ TOEIC, khóa học IELTS, luyện thi TOEFL. Cùng tìm hiểu với Thầy Cô qua bài đọc sau nhé.
People around the world celebrate the coming of a New Year. The celebrations include parties and religious observances. Many people take part in special activities said to bring good luck and success in the New Year. Take my hand and together we’ll go and look at some of these activities over the centuries and across the continents.
Mọi người trên khắp thế giới đang đón mừng Năm Mới đến. Những hoạt động đón mừng năm mới bao gồm tiệc tùng và lễ mừng theo tôn giáo. Nhiều người tham gia các hoạt động đặc biệt được nói là mang lại may mắn và thành công trong Năm Mới. Hãy nắm tay tôi và cùng nhau chúng ta sẽ đi xem một số những hoạt động này qua các thế kỷ và xuyên các châu lục.
Ancient Romans observed New Year’s Day on March first. Later, Roman leaders made January first the beginning of the year. One-thousand years ago, parts of Europe started the year on March twenty-fifth. By the year sixteen-hundred, many European nations agreed on a new system to measure time. It is called theGregorian calendar. This calendar moved New Year’s Day to January first.
Những người cổ La-Mã cử hành lễ mừng Ngày Đầu Năm Mới vào ngày 01 tháng Ba. Sau này, các vị lãnh tụ La Mã ấn định ngày 01 tháng Giêng là ngày bắt đầu một năm. Cách đây một ngàn năm, nhiều vùng ở châu Âu bắt đầu một năm vào ngày 25 tháng Ba. Đến năm 1600, nhiều quốc gia Âu châu đồng ý về một hệ thống mới để đo lường thời gian gọi là lịch Gregorian [hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585) đưa ra]. Lịch này chuyển ngày Đầu Năm Mới đến ngày 01 tháng Giêng.
In his role as the Guardian of Exits and Entrances, Janus was also believed to represent beginnings. The explanation for this belief being that one must emerge through a door or gate in order to enter into a new place. Therefore, the Romans also considered Janus as the God of Beginnings and his name was an obvious choice for the first month of their year... a month referred to by the Ancient Romans asIanuarius, which is not so far removed from the modern-day “January,” taken from the Etruscan word jauna which means “door.”
Ở vai trò Thần Bảo vệ Cửa Ngõ Ra Vào, Janus cũng còn được tin là đại diện cho những mở đầu. Lời giải thích cho niềm tin này là người ta phải ra khỏi một cái cửa hay một cái cổng để vào một nơi mới. Do đó, những người La Mã cũng đã coi Janus là vị thần của những Mở đầu và tên ông là một lựa chọn hiển nhiên cho tháng đầu tiên của một năm… một tháng được người La Mã đề cập tới với cái tên là Ianuarius, mà cũng không xa gì lắm với cái tên của thời hiện đại này là “January,” lấy từ từ jaunacủa người Etruscan1 có nghĩa là “cửa”.
The first of January was dedicated by the Romans to their God of Gates and Doors, Janus. A very old Italian God, Janus has a distinctive artistic appearance in that he is commonly depicted with two faces... one regarding what is behind and the other looking toward what lies ahead. Thus, Janus is representative of contemplation on the happenings of an old year while looking forward to the new. Originally, Janus was portrayed with one bearded face and the other clean-shaven, which may have symbolized the moon and the sun, or age and youth.
Ngày 01 tháng Giêng được người La Mã dành cho vị Thần trấn Cổng và Cửa, Janus, của họ. Là một vị Thần rất già của người Ý, Janus có tướng mạo đặc biệt nghệ sĩ ở điểm là ông thường được mô tả có hai khuôn mặt… một mặt nhìn những gì ở phía sau và mặt kia nhìn những gì ở phía trước. Vì thế, thần Janus tiêu biểu cho sự suy ngẫm về những gì đã xảy ra trong năm cũ đồng thời sự mong đợi cái mới. Lúc đầu, thần Janus được vẽ với một mặt có râu cằm dài và một mặt mày râu nhẵn nhụi, và hai mặt như thế có lẽ là tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, hoặc tuổi già và tuổi trẻ.
Today, Europeans have many ways to celebrate the New Year. Scotland has a famous celebration called Hogmanay. No one knows for sure where the word came from. It could be from the Anglo-Saxon1words for “holy month.” Another possibility is a Gaelic expression for “new morning.” Some people think Hogmanay could be from an old French word meaning “gift.” That is because it was common to give gifts at the new year.
Ngày nay, những người Âu Châu có nhiều cách để đón mừng Năm Mới. Scót-len có một cách ăn mừng nổi tiếng gọi là lễ Hogmanay (hóc-mơ-nê). Không ai biết chắc chắn từ này xuất phát từ đâu. Nó có thể là từ hai từ của tiếng Anh cổ để chỉ “tháng linh thiêng”. Một khả năng khác có thể là từ một thành ngữ của tiếng Ghê-lic để nói “buổi sáng mới”. Nhiều người nghĩ rằng Hogmanay có thể là từ một từ tiếng Pháp cổ có nghĩa là “quà”. Đó là vì tặng quà là điều phổ biến vào đầu năm.
For many centuries, fire ceremonies have been an important part of Hogmanay. The Scots set small fires as a way to end the old year. Today, Hogmanay includes huge celebrations on the streets of Glasgow and Edinburgh on New Year’s Eve. More than one-hundred-thousand people attend these street parties. Bells ring at midnight. Everyone kisses each other and sings the traditional New Year’s song Auld Lang Syne [old long since the good old days]. Poet Robert Burns based some of the song’s words on a Scottish poem.
Trong nhiều thế kỷ, các nghi lễ với lửa đã là một phần quan trọng của lễ Hogmanay. Người Scót-len đốt những đám lửa nhỏ như là một cách để chấm dứt năm cũ. Ngày nay, Hogmanay gồm có những lễ mừng trên đường ở thành phố Glasgow và Edinburgh vào đêm Giao thừa. Trên một trăm ngàn người tham dự những bữa tiệc trên đường phố. Chuông đổ lúc nửa đêm. Mọi người hôn nhau và hát bài ca năm mới truyền thống Auld Lang Syne [Những ngày xưa tốt đẹp]. Nhà thơ Robert Burns đã dựa trên một bài thơ bằng tiếng Scót-len để viết một số từ cho bài ca này.
Here’s is the link to the song Auld Lang Syne sung by Lou Rawls: http://www.youtube.com/watch?v=3dMgJUkKDsM
Auld Lang Syne Lyrics by Lou Rawls
Should auld acquaintance be forgot
And never brought to mind?
Should auld acquaintance be forgot
And auld lang syne
For auld lang syne, my dear
For auld lang syne
We'll take a cup o' kindness yet
For auld lang syne
Another tradition is called First Footing. Many Scots believe that the first person to enter your house in the New Year will bring either good or bad luck. A tall, dark-haired visitor who comes with a gift is considered very good luck.
Một truyền thống khác ở Scót-len được gọi là Đặt bước Đầu tiên vào Nhà (Xông Đất). Nhiều người Scót-len tin rằng người đầu tiên vào nhà bạn trong Năm Mới sẽ mang vận tốt hoặc xấu. Một người khách cao, tóc sẫm màu đến với một quà tặng thì được coi là điểu rất may mắn.
January first is an important day in Greece. It is both the beginning of a New Year and Saint Basil’s Day. Saint Basil was a leader of the early Greek Orthodox Church. Stories say he would come in the night and leave presents for children in their shoes. Many children leave their shoes out by the fireplace in the hope that Saint Basil will visit them.
In Greece, it is a New Year’s tradition to serve Basil’s Bread, or Vassilopitta. A piece of money is added to the bread before it is baked. When the bread is ready, it is divided in a traditional way. The first piece is cut for Saint Basil. The next goes to the oldest person in the house. Everyone is served, from the oldest to the youngest. Whoever finds the money in their piece of bread will have luck during the New Year.
Ngày 01 tháng Giêng là một ngày quan trọng ở Hy Lạp. Nó vừa là sự khởi đầu của một Năm Mới vừa là ngày Lễ Thánh Basil. Thánh Basil là vị lãnh đạo ở thời kỳ đầu của Giáo hội Cơ đốc chính thống. Các truyện kể là ngài thường đến trong đêm và để lại quà cho trẻ em trong những đôi giầy của chúng. Nhiều trẻ em để giày của chúng bên lò sưởi với hy vọng là Thánh Basil sẽ đến thăm chúng.
Ở Hy Lạp, một truyền thống của Năm Mới là phục vụ món Bánh mì Basil, hay Vassilopitta. Một đồng tiền được đặt vào trong bánh mì trước khi bánh được nướng. Khi bánh mì đã sẵn sàng, nó được chia theo cách truyền thống. Miếng bánh đầu tiên được cắt để dâng Thánh Basil. Miếng thứ hai dành cho người cao tuổi nhất trong nhà. Mọi người đều có phần, từ người lớn tuổi nhất đến người trẻ nhất. Người nào tìm thấy đồng tiền trong miếng bánh mì của mình sẽ có sự may mắn trong suốt Năm Mới.
Other European countries also have New Year’s traditions. In Belgium, for example, children write messages to their parents on colorful pieces of paper. The children read the messages to their families on New Year’s Day.
Những nước Âu châu khác cũng có những truyền thống Năm Mới. Ở Bỉ, thí dụ, trẻ em viết thông điệp của các em gửi cha mẹ trên những tờ giấy màu. Các en đọc những thông điệp đó cho gia đình nghe vào ngày đầu Năm Mới.
In Spain, everyone must have at least twelve grapes ready on the final day of the year. As the New Year begins, a person puts a grape in his or her mouth each time the clock rings. One grape is said to bring good luck and happiness for each month in the new year.
Eating the grapes in twelve seconds is very funny: everybody starts the New Year with a full mouthful of grapes, for it is almost impossible to finish eating them by the time the clock finishes chiming. You can imagine what would happen when people start looking at each other and have to laugh withtheir mouths full of grapes.
Ở Tây Ban Nha, mọi người phải có sẵn ít nhất 12 trái nho vào ngày cuối năm. Khi Năm Mới bắt đầu, một người, nam nữ gì cũng vậy, bỏ một trái nho vào miệng theo mỗi tiếng chuông đồng hồ. Một trái nho được nói là mang điều may và hạnh phúc cho mỗi tháng trong năm mới.
Ăn các trái nho trong 12 giây thì rất buồn cười: mọi người bắt đầu Năm Mới với cái miệng đầy nho, vì hầu như không thể ăn hết chúng lúc đồng hồ chấm dứt gõ giờ. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi người ta bắt đầu nhìn nhau và phải phì cười với những cái miệng đang ngậm đầy nho của họ.
The New Year is celebrated in a big way in Japan. Japanese people often begin by cleaning their homes in late December. Some people hang long ropes across the front of their home. This is supposed to keep bad spirits away.
Many Japanese people visit a Buddhist religious center, or shrine. Some people wear traditional Japanese clothing. Bells at Shinto shrines ring one-hundred-eight times. A traditional story says that there are one hundred and eight desires in every person. The story says that people can clean their hearts by listening to the bells ringing.
Năm Mới được đón mừng hết sức long trọng ở Nhật Bản. Người Nhật thường bắt đầu bằng cách dọn dẹp, quét tước nhà cửa vào cuối tháng Mười hai. Nhiều người treo những sợi dây thừng dài ngang qua mặt tiền của nhà họ. Điều này được cho là để xua đuổi ma, quỷ.
Nhiều người Nhật đi lễ ở một trung tâm Phật giáo, hay một đền thờ đạo Shinto. Một số người mặc trang phục Nhật truyền thống. Chuông ở các đền thờ Shinto rung vang một trăm lẻ tám lần. Một câu chuyện truyền thống nói rằng có một trăm tám lẻ tám điều ham muốn trong mỗi con người. Chuyện nói rằng người ta có thể gột rửa lòng họ trong sạch bằng cách lắng nghe tiếng chuông rung.
Shrines in Japan offer visitors a small piece of white paper. Each has a message about what will happen to that person in the future. Many people tie the paper to a tree near the shrine.
January first is a special day for children because they often receive money from their parents. New Year’s greeting cards are another popular tradition. Millions of people write and send these cards to friends in December. Japan’s mail service works to guarantee that all the letters arrive by January first.
Những đền thờ Shinto ở Nhật tặng khách tới lễ một tờ giấy trắng. Mỗi tờ có một lời phán về điều gì sẽ xảy đến cho người đó trong tương lai. Nhiều người cột tờ giấy vào cái cây gần đền thờ.
Ngày Một tháng Giêng là một ngày đặc biệt cho trẻ em vì các em thường nhận được tiền cha mẹ cho. Những thiệp chúc mừng Năm Mới là một truyền thống phổ biến khác. Nhiều triệu người viết và gửi những tấm thiệp tới bạn bè vào tháng Mười hai. Dich vụ bưu chính Nhật cố gắng làm việc để bảo đảm rằng tất cả các lá thư đến trước ngày Một tháng Giêng.
Not all countries celebrate the New Year at the same time. This is because people in different areas have different ways to measure time. Some systems are based on the movement of the moon. Others are based on the position of the sun. Still others are based on both the sun and the moon.
Không phải tất cả các nước đón mừng Năm Mới vào cùng một thời điểm. Điều này là do những người ở các khu vực khác nhau có những cách khác nhau để đo lường thời gian. Một số hệ thống dựa vào sự di chuyển của mặt trăng. Một số khác dựa vào sự di chuyển của mặt trời. Một số khác nữa dựa vào cả mặt trời lẫn mặt trăng.
Like much of Asia, Korea has two New Year celebrations. One is on January first. The other is on the first day of the Lunar New Year. The Lunar New Year begins on the day of the first new moon of the new year. The first day of the Lunar New Year is calledSol-nal (sole-lahl). Sol-nal has many special meanings and events. It is a day for family members to re-unite.
On the day before Sol-nal, Koreans place objects made of grass on their doors and walls. This is supposed to protect their families from evil spirits in the New Year. Some families attend a bell-ringing ceremony.
Giống như phần lớn châu Á, Hàn quốc có hai lần đón mừng Năm Mới. Một lần là vào ngày 01 tháng Giêng. Lần kia là vào ngày đầu của Năm Mới Âm lịch. Năm Mới Âm lịch bắt đầu vào ngày đầu của trăng thượng tuần của năm mới. Ngày đầu của Năm Mới Âm lịch được gọi là Sol-nal (sôl-lahl). Sol-nal có nhiều ý nghĩa và sự kiện đặc biệt. Nó là ngày để các thành viên trong gia đình sum họp lại.
Một ngày trước Sol-nal, người Hàn quốc đặt các vật thể làm bằng cỏ trên cửa và các bức tường. Điều này được cho là để bảo vệ các gia đình của họ không bị ma, quỷ hại trong Năm Mới. Một số gia đình đi dự lễ thỉnh chuông.
Many Koreans make wishes for the New Year while watching the sunrise. Some wear traditional clothing. Family members gather early in the morning to remember their ancestors. After the observance, they eat a kind of rice cake soup. Koreans believe that eating this food will add an extra year to their life.
After the meal, young people lower their heads to honor their parents and older adults. This means good health and good wishes. Many parents give the children money.
Nhiều người Hàn đưa ra những nguyện cầu cho Năm Mới trong khi ngắm bình minh. Một số mặc trang phục truyền thống. Các thành viên trong gia đình tụ tập vào sáng sớm để tưởng niệm tổ tiên. Sau lễ giỗ, họ ăn một loại canh bánh đa. Những người Hàn tin rằng ăn loại thực phẩm này tăng thêm một tuổi cho đời họ. Sau bữa ăn, những người trẻ cúi đầu cung kính chào cha mẹ và những người lớn tuổi hơn. Điều này có nghĩa là chúc sức khỏe tốt và chúc những điều lành. Nhiều cha mẹ cho các con tiền.
Vietnam’s New Year is officially known as Tet Nguyen Dan, or Tet. It begins between January twenty-first and February nineteenth. The exact date changes from year to year. Traditionally, Tet lasts ten days. The first three days are the most important. Vietnamese people believe that how people act during those days will influence the whole year. As a result, they make every effort to avoid arguments and smile as much as possible.
Many Vietnamese people prepare for the holiday by paying their debts and cleaning their homes. Some people believe that different gods live in their homes. They say these gods watch over and protect family members.
Năm Mới ở Việt Nam được biết với cái tên chính thức là Tết Nguyên Đán, hoặc Tết. Nó bắt đầu giữa 21 tháng Giêng và 19 thàng Hai. Ngày tháng chính xác thay đổi từng năm. Theo truyền thống, Tết kéo dài mười ngày. Ba ngày đầu là quan trọng nhất. Người Việt tin rằng cách người ta hành động trong ba ngày đó sẽ ảnh hưởng đến cả năm. Do đó, họ cố gắng bằng mọi cách để tránh mọi sự tranh cải và giữ mặt hết sức tươi cười.
Nhiều người Việt chuẩn bị cho kỳ nghỉ này bằng cách trả các khoản nợ và lau chùi nhà của. Nhiều người tin rằng nhiều vị thần khác nhau sống trong nhà họ. Họ nói các vị thần này canh chừng và bảo vệ các thành viên trong gia đình.
The women in each family prepare offerings and place them on a made-up altar placed in the open for the midnight worhship on New Year’s Eve. This is done to see the old year off and to welcome the New Year. Then, some Vietnamese go to pagodas to worship; others go to sleep.
Phụ nữ trong mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng và bày chúng lên một bàn thờ đơn sơ tự làm đặt ngoài trời để cúng Giao thừa lúc nửa đêm. Điều này được làm để tiễn đưa năm cũ và chào đón Năm Mới. Một số người Việt sau đó đi lễ ở các chùa; những người khác đi ngủ.
At sunrise on New Year’s Day, everyone gets up and put on theỉ new clothes. Like people in Scotland, Vietnamese people believe that the first person through the door on New Year’s Day brings either good or bad luck. Also, children receive gifts of money in red envelops, called Lucky money, as they do in other countries. Many Vietnamese families give gifts to relatives and friends before Tet. And sticky rice cake is a popular traditional New Year’s food in almost all families.
Ngay lúc mặt trời mọc sáng Mùng Một của Năm Mới, mọi người thức dậy và mặc quần áo mới. Giống như người dân ở Scót-len, người Việt tin rằng người xông đất ngày đầu Năm Mới mang tới vận may hoặc rủi. Cũng vậy, trẻ em nhận quà bằng tiền để trong những phong bì đỏ, gọi là tiền Lì xì, giống như trẻ em nhận được ở nhiều nước khác. Nhiều gia đình Việt tặng quà cho thân nhân và bạn bè trước Tết. Và bánh chưng là một thức ăn Năm Mới truyền thống phổ biến trong hầu hết các gia đình.
British Columbia, Canada has an interesting New Year’s tradition. People of all ages put on swimwear and dive into the icy waters of English Bay, near Vancouver. The yearly event is called the Polar Bear Swim. It is named for the large, white animals native to northern Canada. The Polar Bear Swim started about eighty years ago. Today, the event has grown to more than two-thousand divers. Thousands of other people watch the event.
Tại British Columbia, Canada có một truyển thống Năm Mới thú vị. Nhiều người đủ mọi lứa tuổi mặc quần áo tắm và nhảy lao đầu xuống nước lạnh như băng ở vịnh English Bay, gần thành phố Vancouver. Sự kiện hằng năm này được gọi là Bơi Gấu Trắng Bắc Cực. Nó được đặt tên theo tên của loài động vật trắng, to lớn bản xứ ở miền bắc Canada. Cuộc Bơi Gấu Trắng Bắc Cực bắt đầu có khoảng 80 năm trước đây. Ngày nay, sự kiện này đã phát triển và có tới trên 20 ngàn người thích nhảy xuống nước lạnh theo kiểu này tham gia. Nhiều ngàn người khác ngắm xem sự kiện diễn ra.
In Brazil, New Year’s celebrations also involve water. But it is the warm water of the Atlantic Ocean. Millions of people go to the beach on New Year’s Eve to watch fireworks. They wear white clothes to welcome the New Year and to bring good luck. Some people jump over the waves and throw flowers into the water while they make wishes for the New Year. Others light candles on the beach.
Tại Brazil, những lễ đón mừng Năm Mới cũng dính dáng đến nước. Nhưng đó là nước ấm của Đại Tây Dương. Hàng triệu người ra bãi biển vào Đêm Giao Thừa để ngắm cuộc đốt pháo hoa. Họ mặc quần áo trắng để đón Năm Mới và để mang lại sự may mắn. Nhiều người nhảy qua các đợt sóng và tung những bông hoa vào trong nước trong khi đọc những lời cầu nguyện cho Năm Mới. Những người khác thắp sáng những ngọn nến trên bãi biển.
compiled by trầnvănsinh
January 31, 2013
References
NEW YEAR’S EVE PROGRAM – December 31, 2002: Celebrations Around the World - 2002-12-31
https://learnenglish.britishcouncil.org/general-english/magazine-zone/new-year-celebrations
Eating 12 Grapes on New Year's Eve in Spain
http://www.topics-mag.com/internatl/holidays/new-year/spain/12_grapes.htm
Janus, Roman God of Beginnings
https://study.com/academy/lesson/janus-roman-god-origin-mythology-family.html
Robert Burns
http://www25.uua.org/uuhs/duub/articles/robertburns.html
Ringing in the New Year: the Watch-Night Bell Ceremony 2012